Skip to main content
x

Nếu bạn bị mù màu thì bạn không thể làm đầu bếp ?

Table of contents

Nhiều bạn mang định kiến rằng: người bị bệnh mù màu (không phân biệt được màu sắc một vài màu) thì không thể làm nghề đầu bếp. Có một thực tế mà bạn không thể chối cãi rằng: Christine Hà – người Mỹ gốc Việt đã xuất sắc trở thành quán quân #Master_chef tại Mỹ mùa thứ 3 dù là người khiếm thị.

Vậy thì dù có bị bệnh mù màu nhưng nếu bạn có năng khiếu nấu nướng, đam mê – yêu thích công việc chế biến các món ăn, bạn hãy cứ mạnh dạn theo đuổi nghề đầu bếp. Vì chân lý “Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn”.

Các bạn có thể đọc thêm cuốn sách PDF online

>> 50 Câu chuyện ngoại hạng của 50 người ngoại hạng

Bệnh mù màu là gì?

Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay #loạn_sắc_giác Đây là một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.

Thị lực bình thường

Thị lực có khả năng phân biệt màu do tổng hợp ba cảm giác màu ứng với một bước sóng ánh sáng khác nhau: cam – tím (có bước sóng 450nm), vàng – lục (520nm) và đỏ (630nm).

Mắt người bình thường có khả năng phân biệt nhiều màu sắc
Mắt người bình thường có khả năng phân biệt nhiều màu sắc

Ở người, võng mạc có ba loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định là 430nm (ứng với tím), 540nm (ứng với xanh lục) và 575nm (ứng với đỏ).Có lẽ ở các loại đó có các opsin khác nhau cho mỗi loại. Khi hòa trộn các màu cơ bản đó với nhau theo một tỷ lệ nhất định có thể có muôn màu sắc khác nhau.

Bệnh mù màu

Bệnh mù màu là một tật bẩm sinh. Tuy bệnh đã có từ cổ xưa, nhưng do hạn chế về kiến thức và người bệnh vẫn có khả năng nhìn nhận sự vật bình thường (chỉ không phân biệt được một số màu) nên không một bệnh nhân nào biết khuyết tật của mình. Người ta cho rằng người đầu tiên phát hiện ra bệnh mù màu là John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học nổi tiếng sống ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử.

Nhân ngày lễ Noel, John Dalton mua biếu mẹ một đôi tất màu gụ. Không ngờ bà mẹ xem xong rồi cười, bà hỏi Dalton: “Tuổi tác như mẹ làm sao có thể đi tất màu đỏ được?”. Thì ra Dalton tưởng rằng tất có màu gụ, nhưng thực ra là màu đỏ.John Dalton đi hỏi nhiều người, họ đều xác nhận đó là màu đỏ, cuối cùng phát hiện ra chính ông là người mù màu đỏ và màu xanh.Cho đến nay vẫn có nhiều người gọi bệnh mù màu là bệnh Dalton.

Người phương Đông ít bị mù màu hơn người phương Tây. Theo thống kê của nước ngoài, chỉ có 4-5% đàn ông phương Đông bị mù màu, còn người phương Tây thì lên tới 8-9%.

Triệu chứng mù màu

Rối loạn sắc giác có thể chia làm hai mức độ:

  • Khuyết sắc (không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng.)
  • Mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu)

Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Nam giới (tỷ lệ mắc bệnh cao hơn)
  • Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn)

Theo điều tra của bệnh viện Mắt #Sài_Gòn thì bệnh mù màu gặp ở 3-5% nữ giới, 8-10% nam giới trong số những người đến khám mắt.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Rối loạn di truyền

Bệnh mù màu là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp này ở nữ là XX, ở nam là XY). Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Gen này là “gen lặn”. Người con trai nào nhận được ở mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.

Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của mẹ và một của bố mắc bệnh truyền cho. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa việc gì, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen bệnh.Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.

Do mắc bệnh

Một số điều kiện có thể gây thâm hụt màu như bệnh: tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh #Alzheimer bệnh #Parkinson, nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Bệnh mù màu do gen di truyền
Bệnh mù màu do gen di truyền

Mắt có thể có nhiều ảnh hưởng hơn và có thể nhận được tốt hơn nếu các bệnh tiềm ẩn có thể được điều trị.

Một số thuốc

Một số thuốc có thể làm thay đổi nhìn màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý.

Lão hóa

Khả năng nhìn thấy màu sắc xấu đi từ từ như là một phần của sự lão hóa.

Hóa chất

Tiếp xúc với một số hóa chất mạnh tại nơi làm việc, chẳng hạn như disulfua cacbon, phân bón và styrene có thể gây mất màu sắc thị giác. Nếu làm việc xung quanh các hóa chất này, tầm nhìn màu sắc được đánh giá bởi vì sự mất mát của một số tầm nhìn màu sắc là có thể.

Add new comment

Restricted HTML

  • You can align images (data-align="center"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can caption images (data-caption="Text"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
CAPTCHA This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1. Khó khăn nào rồi cũng qua. Cũng giống như sau cơn mưa, trời lại sáng.
2. Những thứ không phải của mình, đừng nên gượng ép. Có thể bạn sẽ đánh mất luôn những gì đáng ra mình đang có. Biết hài lòng với cuộc sống hiện tại.
3. Sẽ không bao giờ có bế tắc thật sự khi trong bạn còn niềm tin. Chỉ cần có niềm tin, bạn sẽ có hi vọng, sẽ tìm thấy con đường để bước tiếp.
4. Dù không muốn mình lớn lên nhưng bạn vẫn phải trưởng thành. Vì vậy hãy mạnh mẽ mà trưởng thành.
5. Cuộc sống luôn có nhiều việc xảy ra không như ý, chúng ta không thể né tránh, điều duy nhất bạn có thể làm là thay đổi góc nhìn về nó.