Skip to main content
x

Mùa dịch Covid-19 trường mầm non gặp khó khăn về vốn

Table of contents

Chủ chuỗi trường mầm non tư thục ở TP.HCM đang rao bán đất, xe hơi để bù lỗ cho khoản tiền thuê mặt bằng 400 triệu mỗi tháng mùa dịch bệnh Covid-19. Chị cũng tính xin giải thể vì không biết nghỉ kéo dài đến khi nào.

Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nhóm ngành, nghề bị tác động. Trong đó, việc học sinh được nghỉ học kéo dài đến hết tháng 2, và có thể nghỉ thêm hết tháng 3 khiến nhiều chủ trường mầm non tư thục phải tìm cách bù lỗ các khoản chi phí về mặt bằng, lương giáo viên…

Rao bán đất, xe hơi bù lỗ

Khi vừa nhận thông báo học sinh được nghỉ hết tháng 2 và đề xuất nghỉ hết tháng 3 để phòng chống dịch bệnh Covid-19, chị X. - chủ chuỗi trường mầm non nổi tiếng ở TP.HCM đã ráo riết rao bán đất, dự định bán luôn xe hơi để có khoản tiền trang trải trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Chủ các trường tư phải lo nhiều khoản trong thời gian học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19
Chủ các trường tư phải lo nhiều khoản trong thời gian học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19

Chị X. cho biết, chuỗi trường của chị gồm 8 cơ sở, trung bình mỗi cơ sở tiền thuê mặt bằng từ 40 – 50 triệu nên tổng tiền mặt bằng phải trả hằng tháng là khoảng 400 triệu, chưa kể tiền lương giáo viên, bảo mẫu, bếp, bảo vệ,…

“Trước khi nghỉ tết, tôi dồn các khoản dư để chăm lo đời sống tết cho giáo viên nên tiền lương tháng 1 thì để tháng 2 vào thu học phí rồi mới trang trải tiếp được. Nhưng các bé được nghỉ nguyên tháng 2 vì dịch bệnh Covid-19 nên tôi phải lấy tiền dự phòng của gia đình ra để chi trả lương cho giáo viên và tiền mặt bằng”, chị X. tâm sự.

Theo lời chủ chuỗi trường mầm non tư thục này, tiền mặt bằng vẫn là khoản nặng nhất nên chị đang phải rao bán đất, hoặc bán xe hơi nếu không bán được đất để lấy tiền gồng những tháng học sinh được nghỉ.

Nhiều giáo viên đã than nhớ trẻ vì nghỉ quá dài...
Nhiều giáo viên đã than nhớ trẻ vì nghỉ quá dài...

Chị X. buồn rầu nói: “Không biết được nghỉ tới khi nào vì dịch bệnh Covid-19, thêm 1-2 tháng nữa nếu gồng không nổi có lẽ tôi phải xin giải thể. Vì chủ nhà họ cũng không thể bớt chi phí mặt bằng cho mình trong thời gian này, mình không thuê có người khác thuê nên nghĩ xoay sao được 400 triệu mỗi tháng cũng nhức đầu lắm”.

Cắt giảm giáo viên

Cô Lê Thị Bé Tuyết, Chủ trường mầm non #ĐôRêMi tỉnh #Bình_Dương cũng cho biết, quỹ chi hằng tháng của 2 cơ sở mầm non là khoảng 350 triệu gồm: lương, thưởng, trợ cấp, bảo hiểm, phép, hiếu hỉ.

Thời gian này mọi người được nghỉ để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên được chi theo mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/người và đóng bảo hiểm (bằng khoảng 2/3 so với có đi làm). Hiểu được điều này, nên hầu hết giáo viên của trường mầm non ĐôRêMi đều thông cảm, nhắn tin, gọi điện động viên ngược lại chủ trường.

Chủ trường phải dùng hết khoản dự phòng để trang trải thời gian này
Chủ trường phải dùng hết khoản dự phòng để trang trải thời gian này

Đây là số tiền được trích từ quỹ dự phòng của trường. “Để phòng trường hợp nghỉ dài hạn, trường chủ động cắt giảm để các cô được hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp vào khoảng 15 hoặc 30.3. Trong thời gian này, các cô rảnh rỗi có thể tìm việc khác tạm thời hoặc cố định. Với số tiền dự phòng còn lại tôi có thể gồng được thêm 6 tháng. Nhưng nếu qua thời gian trên mà vẫn được nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 thì chưa biết phải tính tiếp thế nào, phải nhờ Nhà nước thôi ”, cô Tuyết chia sẻ.

Gỡ khó cho chủ trường, giáo viên, phụ huynh

Để gỡ khó cho chủ trường, giáo viên và cả phụ huynh, chị X. đã nghĩ ra cách kết nối 3 bên để các cô vẫn có thu nhập, phụ huynh vẫn yên tâm đi làm trong mùa dịch bệnh Covid-19. Bắt đầu từ việc nhận quá nhiều cuộc gọi mong giới thiệu cô tới nhà chăm bé để ba mẹ đi làm, chị X. đã kết nối đến các giáo viên của mình để các cô có việc làm, thu nhập trong thời gian này.

Trường mầm non tư thục ĐôRêMi

Như vậy, trường sẽ bớt được khoản tiền lương phải trả, các cô cũng có mức thu nhập khá để trang trải, phụ huynh đi làm được mà không còn phải luân phiên nhau nghỉ ở nhà trông con.

Nhiều ý tưởng cũng được đưa ra để gỡ khó cho phụ huynh, chủ trường và giáo viên trong thời gian này
Nhiều ý tưởng cũng được đưa ra để gỡ khó cho phụ huynh, chủ trường và giáo viên trong thời gian này

“Tôi kết nối được việc cho kha khá giáo viên, nhưng nhiều cô cũng muốn tranh thủ thời gian nghỉ mùa dịch bệnh Covid-19 để ở quê thêm một thời gian cùng gia đình, đi du lịch hoặc làm những dự định riêng nên đến tận nhà chăm bé cũng chỉ ở mức giới hạn vì 1 cô không chăm quá 3 bé”, chị X. nói.

Tương tự, cô Tuyết cũng cho biết trong chiều 16.2 gặp các giáo viên của mình để kết nối cho giáo viên đến nhà phụ huynh hỗ trợ trong trường họp phụ huynh không có người trông con. Phí các cô thu 100% không liên quan đến chủ trường. Đây là biện pháp được đánh giá là giải quyết được khó khăn cho cả 3 bên trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Add new comment

Restricted HTML

  • You can align images (data-align="center"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can caption images (data-caption="Text"), but also videos, blockquotes, and so on.
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
  • You can use shortcode for block builder module. You can visit admin/structure/gavias_blockbuilder and get shortcode, sample [gbb name="page_home_1"].
CAPTCHA This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1. Khó khăn nào rồi cũng qua. Cũng giống như sau cơn mưa, trời lại sáng.
2. Những thứ không phải của mình, đừng nên gượng ép. Có thể bạn sẽ đánh mất luôn những gì đáng ra mình đang có. Biết hài lòng với cuộc sống hiện tại.
3. Sẽ không bao giờ có bế tắc thật sự khi trong bạn còn niềm tin. Chỉ cần có niềm tin, bạn sẽ có hi vọng, sẽ tìm thấy con đường để bước tiếp.
4. Dù không muốn mình lớn lên nhưng bạn vẫn phải trưởng thành. Vì vậy hãy mạnh mẽ mà trưởng thành.
5. Cuộc sống luôn có nhiều việc xảy ra không như ý, chúng ta không thể né tránh, điều duy nhất bạn có thể làm là thay đổi góc nhìn về nó.